Theo tính toán của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối, hiện
tại mỗi lít xăng dầu bán ra công ty đang phải gánh lỗ khoảng 1.000 đồng.
Theo tính toán của các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu đầu mối, hiện tại mỗi lít xăng dầu bán ra công ty đang phải
gánh lỗ khoảng 1.000 đồng, do giá xăng dầu thế giới tăng cao. Vì vậy, để
có thể cân bằng và bớt lỗ, giá bán mặt hàng này cũng phải điều chỉnh
thêm một mức tương đương như trên, lên trên 22.000 đồng lít. Cũng
theo tính toán của doanh nghiệp đầu mối, trong 30 ngày qua, giá xăng
dầu thành phẩm nhập khẩu đã tiếp tục tăng ở mức rất cao, với gần 120 USD
một thùng xăng A92 và trên dưới 126 USD/thùng dầu. Như
vậy, với giá bán hiện tại xăng, không chì RON 95 là 21.800 đồng/lít;
Xăng không chì RON 92: 21.300 đồng/lít; Điêzen 0,05S 21.100 đồng/lít;
Điêzen 0,25S: 21.050 đồng/lít; Dầu hoả: 20.800 đồng/lít; Madút 3S:
17.100 đồng/kg; Madút 3,5S: 16.800 đồng/kg đang áp dụng, sau khi trừ đi
các khoản thuế, phí, doanh nghiệp đã lỗ ít nhất 1.000 đồng/lít.
Theo
đại diện một doanh nghiệp đầu mối, trong thời gian vừa qua mặc dù giá
xăng dầu đã được Chính phủ cho phép điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, giá cả nhập khẩu trên thế giới lại liên tục biến động với mức
khá nhanh, trong khi đó giá trong nước lại chưa thể thay đổi kịp. Chính
vì vậy mà việc kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối chưa được thuận
lợi.
Để có thể đảm bảo được cân bằng trong giao dịch kinh doanh,
giữa việc mua bán trên thế giới và mua bán của thị trường trong nước,
giá cả xăng dầu trong nước sẽ phải điều chỉnh thêm ít nhất là khoảng
1.000 đồng/lít, đại diện này cho biết.
Hiện tại, giá dầu trên thị
trường thế giới trong phiên giao dịch ngày 29/4 đã tăng lên mức cao
nhất trong 31 tháng qua, khi giá đồng USD tiếp tục suy yếu so với các
đồng tiền chủ chốt khác.
Cụ thể, tại thị trường New York, giá dầu
thô ngọt nhẹ giao tháng 6 đã tăng lên 114,18 USD/thùng, mức cao nhất kể
từ ngày 22/9/2008. Tại London, giá dầu thô Brent Biển Bắc giao cùng
thời điểm cũng tăng nhẹ, đạt 125,89 USD/thùng.
Trong khi đó, giá bình quân sản phẩm dầu nửa đầu tháng 4/2011 tại Singapore so với cùng kỳ tháng 3/2011 cũng đã lên mức khá cao.
Cụ
thể, xăng R92 là 126,09 USD/thùng, tăng hơn 6% so với cùng ký tháng
3/2011; dầu hỏa là 138,59 USD/thùng, tăng gần 6%, dầu diesel 0,05S là
140,08 USD/thúng, tăng hơn 7% và madut là 685,35 USD/thùng tăng gần
6,5%.
Như vậy, với mức giá trên, theo tính toán của Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), giá xăng RON92 tại Việt Nam đang thấp
hơn nhiều nước trong khu vực khi chỉ bán với 21.300 đồng/lít. Cụ
thể, thấp hơn Lào đến 5.829 đồng/lít, thấp hơn Campuchia 4.385 đồng/lít,
thấp hơn Singapore 13.044 đồng/lít và thấp hơn Trung Quốc 4.054
đồng/lít.
Trước bối cảnh này, trong vài ngày qua tại địa bàn
TP.HCM và Hà Nội đã liên tiếp rộ lên thông tin về việc điều chỉnh giá
xăng dầu. Đặc biệt, khá nhiều cây xăng tại huyện Mê Linh, Hà Nội đã đóng
cửa với đủ các lý do: mất điện, bảo dưỡng máy, hoặc thậm chí chẳng đưa
ra lý do gì.
Sau thông tin này, Bộ Tài Chính cũng như Bộ Công
Thương đã đồng loạt đưa ra các văn bản bác bỏ thông tin trên và yêu
cầu doanh nghiệp đầu thực hiện việc bán xăng dầu theo giá hiện hành,
tiếp tục theo dõi và cập nhật thêm tình hình diễn biến giá xăng dầu thế
giới. Trên cơ sở đó, Liên Bộ Tài chính - Công Thương sẽ có thông báo về
giải pháp điều hành tài chính phù hợp.
Trước đó, tại buổi giao
ban quý I của Bộ Công Thương, bà Đàm Thu Huyền, phó Tổng giám đốc Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã than vãn rằng, mặc dù giá xăng
dầu đã được Chính phủ cho phép điều chỉnh theo cơ chế thị trường những
hiện vẫn phải chịu một khoản lỗ khổng lồ, do chịu sức ép kìm giá và
chênh lệch tỷ giá trong quý 1.
Thống kê nhanh của đơn vị này cho
thấy, tính đến hết 31/3, Petrolimex đã lỗ 2.650 tỉ đồng trong quý 1.
Trong đó, riêng chênh lệch tỷ giá nếu tính từ thời điểm ngân hàng nhà
nước điều chỉnh tỉ giá từ ngày 11/2 thì Petrolimex đã lỗ 1.854 tỉ đồng.
Cùng
hoàn cảnh, ông Vũ Quang Nam, phó tổng giám đốc tập đoàn Dầu khí quốc
gia (PVN), với việc kinh doanh hơn 1,7 triệu m3 tấn (trong đó Pvoil là
1,3 triệu m3 - tấn, Petec là 402.000 m3-tấn) trong quý I, các công ty
xăng dầu thuộc PVN cũng đã bị lỗ 780 tỷ đồng.
|